Chứng chỉ mạng quốc tế CCNA – Cơ bản

Mô tả khóa học:

Giới thiệu về hệ thống mạng.
– Cấu hình hệ điều hành mạng trên thiết bị.
– Nguyên lý truyền thông liên mạng.
– Tầng truy nhập mạng.
– Tầng liên kết dữ liệu.
– Tầng mạng.
– Địa chỉ IP.
– Tầng giao vận.
– Và các nội dung khác về hệ thống quản trị mạng quốc tế CCNA.

Học phí:

2.800.000

Chứng chỉ mạng quốc tế CCNA – Cơ bản

1. Thông tin chung

– Tên khóa học: CCNA cơ bản
– Đối tượng tuyển sinh: Các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin; kỹ thuật viên quản trị máy tính tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học; các bạn học sinh có đam mê.
– Hình thức đào tạo: đào tạo tại phòng LAB của trường; đào tạo tại địa chỉ của khách hàng theo yêu cầu.

Thời gian đào tạo:
–  Đối với sinh viên: 60 tiết.
–  Đối với cá nhân, doanh nghiệp: 5 ngày.

2. Giới thiệu

CCNA (CISCO Certified Network Associate) là hệ thống các kiến thức bao gồm việc thiết kế và quản trị hệ thống mạng và Internet như FireWall, Router, … của CISCO. Kiến thức của CCNA giúp học viên trở thành một quản trị mạng chuyên nghiệp, thông qua kiến thức và kỹ năng, khóa học giúp học viên làm chủ các loại mạng máy tính.
Khi làm chủ hệ thống mạng máy tính, học viên hoàn toàn có thể:
– Tư vấn các lắp đặt thiết bị để xây dựng hệ thống điều hành mạng.
– Trở thành Admin với nhiệm vụ thiết lập và quản lý các hệ thống mạng có các thiết bị định tuyến (routers) và chuyển mạch (switches) cho mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) hay xây dựng hệ thống tầng mạng.
– Trở thành một quản trị viên và giải quyết các sự cố mạng thường gặp, nâng cao hiệu quả và bảo mật cho các hệ thống mạng máy tính.
– Làm việc trong các môi trường có diện rộng tiên tiến hiện tại như dịch vụ chuyển tiếp khung (Frame-relay), ISDN, ADSL cũng như các khái niệm định tuyến, giao thức định tuyến và kết nối dữ liệu.

3. Tóm tắt nội dung khóa học

Giới thiệu về hệ thống mạng.
– Cấu hình hệ điều hành mạng trên thiết bị.
– Nguyên lý truyền thông liên mạng.
– Tầng truy nhập mạng.
– Tầng liên kết dữ liệu.
– Tầng mạng.
– Địa chỉ IP.
– Tầng giao vận.
– Và các nội dung khác về hệ thống quản trị mạng quốc tế CCNA.

4. Nội dung chi tiết của khóa học

Chương 1. Giới thiệu về hệ thống mạng
1. Mạng máy tính làm thay đổi cuộc sống con người
2. Phân biệt mạng LAN, WAN và Internet
3. Thế nào là sự tin cậy của một hệ thống mạng
4. Các xu hướng phát triển hệ thống mạng
5. Giới thiệu Topo mạng
6. Mô hình mạng vật lý
7. Cách đấu nối các máy tính bằng cáp mạng LAN
8. Giới thiệu thiết bị switch Cisco C2960
9. Thiết bị core switch Cisco C3650
10. Thiết bị định tuyến Cisco 4300 series
11. Thiết bị tường lửa Cisco ASA 5506-X
12. Thiết bị máy chủ HP
13. Cách lắp thiết bị lên tủ rack
Chương 2. Sử dụng phần mềm mô phỏng hệ thống mạng
1. Cách tải và cài đặt phần mềm Cisco Packet Tracer 7.2
2. Một số thao tác sử dụng phần mềm cơ bản
3. Thực hành bài 1.2.4.4 – Chi tiết cách sử dụng phần mềm Packet Tracer
4. Thực hành bài 1.2.4.5 – Tìm hiểu một mạng doanh nghiệp
5. Thực hành bài 1.2.4.5 – Các thiết bị mạng và môi trường truyền dẫn
6. Thực hành bài 1.2.4.5 – Chức năng của từng thiết bị mạng
7. Thực hành bài 1.2.4.5 – Thế nào là mạng LAN và mạng WAN
Chương 3. Cấu hình cơ bản trên thiết bị mạng
1. Hệ điều hành Cisco IOS
2. Thực hành bài 2.1.4.6 – Các yêu cầu của bài
3. Thực hành bài 2.1.4.6 – Cáp console và phần mềm Terminal
4. Thực hành bài 2.1.4.6 – Chế độ cấu hình mức người dùng
5. Thực hành bài 2.1.4.6 – Chế độ cấu hình đặc quyền
6. Thực hành bài 2.1.4.6 – Chế độ cấu hình toàn cục
7. Thực hành bài 2.3.2.5 – Cấu hình thiết bị switch
Chương 4. Mô hình OSI và TCP – IP
1. Các quy tắc truyền thông trên mạng
2. Các giao thức và tiêu chuẩn về mạng
3. Nguyên tắc truyền dữ liệu trên mạng
4. Cơ chế điều khiển truy cập đường truyền
5. Thực hành bài 3.2.4.6 – Tìm hiểu mô hình OSI và TCP-IP
6. Thực hành bài 3.2.4.6 – Phân tích nội dung gói tin theo mô hình OSI
Chương 5. Các mô hình truyền dẫn
1. Tìm hiểu về tầng truy nhập mạng
2. Các loại môi trường truyền dẫn
3. Tầng liên kết dữ liệu
4. Cơ chế điều khiển truy cập đường truyền
5. Cách đi cáp trong tủ rack
5. Cáp mạng LAN – UTP
6. Thực hành bài 4.2.4.4 – Tổng hợp các loại môi trường truyền dẫn
Chương 6. Ethernet
1. Tìm hiểu về Ethernet
2. Tìm hiểu thiết bị switch trong mạng LAN
3. Tìm hiểu giao thức phân giải địa chỉ ARP
4. Cách cấu hình thông số cơ bản trên Router
5. Thực hành bài 5.3.1.3 – Các yêu cầu của bài
6. Thực hành bài 5.3.1.3 – Địa chỉ MAC
7. Thực hành bài 5.3.1.3 – Ping trong cùng mạng
8. Thực hành bài 5.3.2.8 – Giao thức ARP
9. Thực hành bài 5.3.2.8 – Nguyên lý hoạt động của switch
Chương 7. Tầng Network
1. Tìm hiểu về tầng Network
2. Định tuyến
3. Tìm hiểu về thiết bị định tuyến
4. Cách cấu hình thông số cơ bản trên Router
5. Thực hành bài 6.4.1.3 – Cấu hình thông số cơ bản trên Router
6. Thực hành bài 6.4.3.3 – Kết nối Router vào mạng LAN
7. Thực hành bài 6.4.3.4 – Xử lý lỗi cấu hình Default Gateway
8. Thực hành bài 6.5.1.3 – Bài tập tổng hợp kỹ năng cấu hình Router
Chương 8. Địa chỉ IP
1. Địa chỉ IPv4
2. Địa chỉ IPv6
3. Phân chia mạng con
4. Thực hành bài 7.1.3.8 – Các kiểu truyền thông trên mạng
5. Thực hành bài 7.2.4.9 – Cài đặt địa chỉ IPv6 cho các thiết bị mạng
6. Thực hành bài 7.3.2.5 – Kiểm tra địa chỉ IPv6
7. Thực hành bài 7.3.2.9 – Xử lý sự cố địa chỉ IP
8. Thực hành bài 7.4.1.2 – Bài tập tổng hợp
Chương 9. Tầng Transport
1. Tầng giao vận – Transport layer
2. Thực hành bài 9.3.1.2 – Giao thức TCP và UDP
3. Thực hành bài 9.3.1.2 – Tìm hiểu một số giao thức khác
Chương 10. Các dịch vụ mạng
1. Tầng ứng dụng Application layer
2. Thực hành bài 10.2.1.7 – Dịch vụ web và email
3. Thực hành bài 10.2.2.7 – Dịch vụ DHCP và DNS

Các khóa học khác tại CITL