Lập trình Android – cơ bản
1. Thông tin chung
– Tên khóa học: Lập trình Android – cơ bản
– Đối tượng tuyển sinh: Các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin; kỹ thuật viên lập trình tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học; các bạn học sinh có đam mê yêu thích lập trình ứng dụng trên thiết bị di dộng, cụ thể là trên môi trường hệ điều hành Android
– Hình thức đào tạo: đào tạo tại phòng LAB của trường; đào tạo tại địa chỉ của khách hàng theo yêu cầu
Thời gian đào tạo:
– Đối với sinh viên: 45 tiết.
– Đối với cá nhân, doanh nghiệp: 4 ngày.
2. Giới thiệu
Khóa học được xây dựng nhằm cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản, các công cụ và các API cần thiết để học viên có thể xây dựng, kiểm thử và triển khai ứng dụng trên nền tảng hệ điều hành Android.
3. Mục tiêu khóa học
– Cung cấp các kiến thức cơ bản về hệ điều hành Android và kiến trúc các ứng dụng trên nền tảng Android.
– Thiết kế giao diện người dùng và lập trình hướng sự kiện trên môi trường Android.
– Sử dụng thành thạo các công cụ và các thư viện lập trình để xây dựng một ứng dụng Android tuỳ biến.
– Xây dựng được ứng dụng hỗ trợ nhiều thiết bị Android khác nhau và xuất bản lên kho ứng dụng Google Play.
4. Nội dung chi tiết của khóa học
Chương 1. Môi trường phát triển ứng dụng Android
– Giới thiệu Android và một số hệ điều hành mobile khác
– Kiến trúc hệ điều hành Android
– Android SDK
– Thiết lập môi trường lập trình ứng dụng
– Xây dựng ứng dụng Android đầu tiên
– Máy ảo Android (emulator)
– Cơ chế debug trong Android
Chương 2. Lập trình ứng dụng người dùng trên Android
– Activity life cycle
– Xây dựng các activities
– Tổng quan về giao diện người dùng trên Android và lập trình hướng sự kiện
– Sử dụng XML layout
– Các selection widgets
– Sử dụng Fragments, ActionBar, TabHost
– Sử dụng menu
– Sử dụng Font
– Sử dụng Webview và WebKit browser
– Sử dụng dialog: AlertDialog và Toast
– Truy xuất các tài nguyên ứng dụng (resources)
– Custom view
Chương 3. Intent và các services
– Làm việc với Intent
– Xây dựng và sử dụng các services
– Alarm và Notification
Chương 4. Làm việc với dữ liệu
– Sử dụng preferences
– Sử dụng filesystem
Chương 5. Animation
– Giới thiệu animation
– Các animations phổ biến
Chương 6. Xuất bản ứng dụng
– Xây dựng ứng dụng hỗ trợ đa kích thước màn hình
– Xuất bản ứng dụng lên kho ứng dụng Google Play