Linux – cơ bản
1. Thông tin chung
– Tên khóa học: Linux – cơ bản
– Đối tượng tuyển sinh: Các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin; kỹ thuật viên quản trị máy tính tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học; các bạn học sinh có đam mê.
– Hình thức đào tạo: đào tạo tại phòng LAB của trường; đào tạo tại địa chỉ của khách hàng theo yêu cầu.
Thời gian đào tạo:
– Đối với sinh viên: 45 tiết.
– Đối với cá nhân, doanh nghiệp: 4 ngày.
2. Mục tiêu của khóa học
Chương trình được xây dựng bởi Linux Professional Institute (LPI) nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng quản trị chung trên hầu hết các phiên bản khác nhau của Linux. Chương trình này đáp ứng cho các chuyên viên CNTT muốn lấy chứng chỉ Quản trị Viên Hệ thống Linux cấp 1 (LPI Level 1).
Khóa học được thiết kế theo phiên bản 4.0 – phiên bản mới nhất của hệ thống chứng chỉ LPIC-1.
3. Mục tiêu khóa học
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ đạt được tất cả các kiến thức và kỹ năng yêu cầu của chứng chỉ LPI Level 1, bao gồm:
– Triển khai một máy trạm làm việc Linux với các tính năng về đồ họa, vi tính văn phòng, …
– Vận hành hệ thống: cài đặt, cấu hình, quản trị, xử lý sự cố, …
– Vận hành hệ thống Linux: cài đặt, cấu hình mạng, máy in, sử dụng thành thạo các công cụ quản trị mạng, cấu hình kernel, DFS, lập kế hoạch cho việc sao lưu và phục hồi dữ liệu, TCP/IP, cấu hình các thiết bị, …
– Kỹ năng cơ bản liên quan đến Internet: kết nối, e-mail, bảo mật, DNS, Apache, SSH, NTP, …
4. Nội dung chi tiết của khóa học
Part I – Exam 101
Module 1: Tổng quan về Linux
– Giới thiệu khóa học, hệ thống chứng chỉ của Linux
– Giới thiệu về Linux
– Giới thiệu về mã nguồn mở
Module 2: Kiến trúc Linux
– Xác định và cài đặt phần cứng trong hệ diều hành Linux
– Boot the system
– Thay đổi runlevel, tắt hoặc khởi động lại hệ thống
Module 3: Cài đặt Linux và quản trị gói cài đặt
– Thiết kế bố trí đĩa cứng khi cài đặt Linux
– Cài đặt boot manager
– Quản trị thư viện
– Sử dụng các gói phần mềm debian
– Sử dụng các gói phần mềm rpm
– Sử dụng yum
Module 4: GNU và giao diện dòng lệnh trên Linux
– Làm việc với môi trường dòng lệnh trong linux
– Quản trị file trong linux
– Quản lý tiến trình trong linux
– Tìm kiếm trong linux
– Trình chỉnh sửa văn bản vi
Module 5: Quản trị thiết bị, filesystems
– Tạo phân vùng và filesystems
– Đảo bảo toàn vẹn của filesystems
– Quản trị mount và umount của filesystems
– Quản trị ngạch đĩa (quotas)
– Quản trị phân quyền và sở hữu thệ thống tập tin trong linux
– Liên kết trong Linux
Part II – Exam 102
Module 6: Lập trinh Shells, Scripts và quản trị dữ liệu
– Tùy chỉnh và sử dụng môi trường shell
– Scripts cơ bản trên linux
– Quản trị SQL
Module 7: Môi trường giao diện trong Linux
– Cài đặt và cấu hình X11
– Cài đặt công cụ quản trị hiển thị (display manager)
– Accessibility
Module 8: Quản trị cơ bản trên linux
– Quản lý user và group
– Tự động hóa các nhiệm vụ quản trị hệ thống (crontab)
– Quản trị Localisation và internationalization
Module 9: Một số dịch vụ cơ bản trên linux
– Duy trì hệ thống thời gian trên linux
– Log
– Cơ bản về Mail transfer agent (MTA)
– Quản trị máy in
Module 10: Cơ bản về hệ thống mạng trong linux
– Giới thiệu về một số giao thức
– Cấu hình mạng cơ bản
– Khắc phục một số sự cố cơ bản về mạng trên linux
– Cấu hình DNS client
Module 11: Bảo mật trên linux
– Giới thiệu về bảo mật và các tác vụ bảo mật trên linux
– Cấu hình bảo mật cho host
– SSH