SAP2000
1. Thông tin chung
– Tên khóa học: SAP2000
– Đối tượng tuyển sinh: sinh viên ngành xây dựng, kiến trúc.
– Hình thức đào tạo: đào tạo tại phòng LAB của trường; đào tạo tại địa chỉ của khách hàng theo yêu cầu.
Thời gian đào tạo:
– Đối với sinh viên: 45 tiết.
– Đối với cá nhân, doanh nghiệp: 4 ngày.
2. Giới thiệu
Bạn là học sinh, sinh viên có đam mê, sở thích về kỹ thuật, robot và muốn thể hiện ý tưởng trực quan bằng phần mềm.
Hay bạn đang làm trong các lĩnh vực thiết kế và gia công cơ khí, bản vẽ kỹ thuật tại các công ty sản xuất.
Bạn gặp khó khăn trong việc trình bày ý tưởng, mong muốn xây dựng mô hình 3D sản phẩm trực quan, sinh động hơn.
Solidworks là phần mềm thiết kế 3D chạy trên hệ điều hành Windows. Đây là phần mềm không còn xa lại với dân cơ khí, có mặt từ năm 1997. Hiện tại, Solidworks được dùng bởi hơn 2 triệu kỹ sư và nhà thiết kế với hơn 165,000 công ty trên toàn thế giới và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Autodesk Inventor và Solid Edge.
Nội dung khóa học sẽ giới thiệu cho bạn toàn bộ về các phần 2D, 3D, lắp ráp, thiết kế tấm kim loại, thiết kế bề mặt và mô phỏng ứng lực bằng phần mềm Solidworks. Giúp bạn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, dễ dàng trích xuất ra các định dạng file khác để phục vụ gia công thực tế.
3. Nội dung chi tiết của khóa học
PHẦN I: PHẦN CHUNG
Chương 1: Giới thiệu về SAP2000
1. Phương pháp phần tử hữu hạn. Ứng dụng SAP2000 trong thiết kế kết cấu
2. Giới thiệu giao diện đồ họa của phần mềm Sap2000
3. Giới thiệu các bảng công cụ và trình đơn trong Sap2000
4. Hệ lưới, hiệu chỉnh lưới, ứng dụng của hệ lưới decard và lưới trụ trong mô hình hóa kết cấu
Chương 2: Các khái niệm cơ bản
1. Đặc điểm của nút, phần tử thanh, phần tử tấm vỏ
2. Các công cụ tạo nút, phần tử thanh, phần tử tấm vỏ
Chương 3: Các phép dựng hình cơ bản
1. Các phép biến đổi cơ bản: Cut, Copy, Move, Delete, …
2. Các phép biến đổi nâng cao: Replicate, Trim, Extend, Extrude, …
3. Ứng dụng vẽ cột, dầm, sàn, vách thang máy, …
Chương 4: Khai báo vật liệu, tiết diện phần tử
1. Khai báo vật liệu: bê tông, thép, …
2. Khai báo tiết diện: tiết diện có sẵn, tiết diện tự định nghĩa (tiết diện thay đổi, tiết diện tổ hợp, …)
Chương 5: Các loại liên kết, tải trọng, tổ hợp tải trọng
1. Liên kết khớp (nút)
2. Liên kết nối đất
3. Liên kết đàn hồi
4. Ràng buộc chuyển vị
5. Phương pháp khai báo các trường hợp tải trọng: tĩnh tải, hoạt tải, tải gió, tải động đất, tải nhiệt độ, tải trọng di động, …
6. Phương pháp gán tải trọng tập trung tại nút
7. Phương pháp gán tải trọng phân bố trên thanh
8. Phương pháp gán tải trọng phân bố trên tấm vỏ
9. Tổ hợp tải trọng cơ bản
10. Tổ hợp tải trọng đặc biệt
11. Xây dựng mô hình
12. Khai báo vật liệu, tiết diện
13. Gán tiết diện cho phần tử
14. Khai báo các trường hợp tải trọng
15. Gán tải trọng
16. Tổ hợp tải trọng
17. Phân tích nội lực kết cấu, xem kết quả và tính toán cốt thép gia cường
PHẦN II: HƯỚNG DẪN DỰNG SƠ ĐỒ TÍNH ĐỒ ÁN BÊ TÔNG, ĐỒ ÁN THÉP
Chương 1: Hướng dẫn dựng sơ đồ tính đồ án bê tông cốt thép
1. Khai báo vật liệu
2. Khai báo vật liệu, tiết diện
3. Dựng sơ đồ tính
4. Tính toán
5. Tổ hợp tải trọng
6. Các bảng tính toán tổ hợp nội lực
Chương 2: Hướng dẫn dựng sơ đồ tính toán nhà thép tiền chế
1. Khai báo vật liệu
2. Khai báo vật liệu, tiết diện
3. Xây dựng mô hình, điều kiện biên
4. Khai báo các trường hợp tải trọng, tính toán tải trọng
5. Tổ hợp tải trọng, gán tải trọng
6. Chạy và phần tích kết cấu
7. Xem kết quả và xuất dữ liệu đầu ra
8. Check cấu kiện, kiểm tra nội lực, ứng suất, đưa ra các giải pháp tối ưu tiết diện hoặc biện pháp gia cường cần thiết
PHẦN III: THỰC HÀNH TÍNH TOÁN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH THỰC TẾ
Chương 1: Tính toán nhà thép tiền chế 2D, 3D
1. Khai báo vật liệu, tiết diện thép
2. Xây dựng mô hình trực tiếp trong Sap2000 hoặc import từ file .dxf
3. Xử lý các điều kiện liên kết và làm việc của phần tử cho phù hợp với thực tế
4. Tính toán các loại tải trọng tác dụng lên kết cấu: Tĩnh tải, hoạt tải, gió, cầu trục, …
5. Tổ hợp tải trọng và gán tải trọng lên các phần tử kết cấu theo các cách khác nhau
6. Chạy và xem các kết quả biến dạng, chuyển vị, nội lực, ứng suất, phản lực
7. Cách check cường độ cấu kiện dựa theo một số tiêu chuẩn
8. Kiểm tra sơ bộ khả năng chịu lực của cấu kiện để đưa ra giải pháp tối ưu hoặc gia cường
Chương 2: Thực hành tính toán bể bơi
1. Phương pháp nhập hệ số nền
2. Tải trọng áp lực: áp lực đất, áp lực nước
Chương 3: Thực hành phối hợp các phần mềm Autocad, SAP2000, Ms Excel để thiết kế công trình
1. Thực hành xuất file sang định dạng autocad, PDF, hoặc file ảnh để trình bày bản vẽ và thuyết minh
2. Thực hành xuất dữ liệu sang MS Excel và trình bày kết quả đầu ra cho bài toán nhà cao tầng BTCT
3. Thực hành xuất dữ liệu sang MS Excel và trình bày kết quả đầu ra cho bài toán nhà thép tiền chế
Chương 4: Thực hành phân tích một số kết cấu khác
1. Kết cấu trụ tháp cột điện chịu tải trọng gió, động đất
2. Kết cấu cầu tàu chịu tải trọng sóng, gió, dòng chảy, động đất
3. Hướng dẫn tính toán tải trọng tự động theo các tiêu chuẩn của nước ngoài như ASCE, API, Eurocode8, …