Lập trình Swift bằng các ứng dụng thực tế

Mô tả khóa học:

Lập trình IOS Swift là gì?

Swift là ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và trực quan được tạo bởi Apple để tạo ứng dụng IOS, MAC, apple TV và Apple Watch.

Khóa học lập trình iOS Swift đang rất hot hiện nay và đang được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Khóa học “Lập trình Swift bằng các ứng dụng thực tế” sẽ trang bị các kiến thức, kỹ năng để bạn trở thành Lập trình viên chuyên nghiệp trên nền tảng các thiết bị của Apple như iPhone, iPad, iWatch, Macbook, … Từ đó, giúp bạn sẵn sàng tiếp nhận công việc tại các công ty phần mềm hiện nay.

Học phí:

2.100.000

THÔNG TIN CHI TIẾT KHÓA HỌC

  1. Thông tin chung

– Tên khóa học: Lập trình Swift bằng các ứng dụng thực tế

Thời gian đào tạo:
–  Đối với sinh viên: 45 tiết.
–  Đối với cá nhân, doanh nghiệp: 4 ngày.

 

  1. Giới thiệu khóa học

Lập trình IOS Swift là gì?

Swift là ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và trực quan được tạo bởi Apple để tạo ứng dụng IOS, MAC, apple TV và Apple Watch.

Khóa học lập trình iOS Swift đang rất hot hiện nay và đang được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Khóa học “Lập trình Swift bằng các ứng dụng thực tế” sẽ trang bị các kiến thức, kỹ năng để bạn trở thành Lập trình viên chuyên nghiệp trên nền tảng các thiết bị của Apple như iPhone, iPad, iWatch, Macbook, … Từ đó, giúp bạn sẵn sàng tiếp nhận công việc tại các công ty phần mềm hiện nay.

Khóa học ngôn ngữ lập trình Swift gồm 11 chương

Chương 1 là giới thiệu qua về môi trường làm việc (XCode 7, iOS 9, Swift 2).

Từ chương 2 đến 11 là 10 ứng dụng hoàn chỉnh do chính Giảng viên làm ra, sẽ được sử dụng làm ví dụ thực tế để dẫn dắt các bạn tiếp thu các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp của iOS 9.

Các bạn có thể học tuần tự từng chương một, hoặc chọn 1 chương bất kỳ để bắt đầu tùy thuộc vào mức độ thành thạo của bạn đối với iOS. Cách tiếp cận đi từ thực tế: thông qua 10 ứng dụng iOS với độ phức tạp từ thấp đến cao, khóa học sẽ mang lại cho các bạn 1 trải nghiệm học tập tự nhiên nhất, thay vì phải tự tay mò mẫm những kiến thức rời rạc trong hàng tháng trời, các bạn sẽ chỉ mất 2 tuần để nắm được các kiến thức cơ bản nhất của việc lập trình 1 ứng dụng iOS, từ đó nâng cao khả năng tự học & tự định hướng nâng cao chuyên môn về iOS của mình.

Mỗi chương là một ứng dụng: các bạn sẽ được tự tay làm ra sản phẩm mà không phải học hết toàn bộ khóa học. Tại mỗi chương, giảng viên sẽ giới thiệu với các bạn các bước tuần tự để làm ra ứng dụng hoàn chỉnh, kèm theo những kiến thức cơ bản về hệ thống & framework. Tất nhiên các bạn cũng sẽ được truy cập tới đầy đủ mã nguồn của các sản phẩm được sử dụng trong khóa học.

  1. Nội dung chi tiết của khóa học

Phần 1: Làm quen với môi trường lập trình ứng dụng iOS với ngôn ngữ Swift

Bài 1: Chào mừng đến với khóa học

Bài 2: OSX: Hệ điều hành cần phải có để lập trình iOS

Bài 3: Hướng dẫn: không có Macbook – vẫn có thể cài đặt OSX trên laptop của bạn

Phần 2: Ứng dụng #1: nhập môn Swift

Bài 4: Tổng quan về Swift

Bài 5: Thử lập trình Swift với Playground

Bài 6: Biến trong Swift: Var & Letb

Bài 7: Các lệnh rẽ nhánh: If – Else & Switch – Case

Bài 8: Các loại vòng lặp: For, While, Repeat

Bài 9: Các kiểu dữ liệu thường dùng: String, Array, Dictionary

Bài 10: Các kiểu dữ liệu tiện ích: Tuple & Enum

Bài 11: Hàm trong Swift: Function & Closure

Bài 12: Class & Struct: lập trình hướng đối tượng với Swift

Phần 3: Ứng dụng #2: làm việc với các thành phần giao diện cơ bản

Bài 13: Giới thiệu về Storyboard

Bài 14: Xử lý nút bấm: UIButton

Bài 15: Các thành phần dùng để nhập liệu: UITextField & UITextView

Bài 16: Sử dụng Navigation Controller trong các ứng dụng có nhiều màn hình

Bài 17: Segues: kết nối các màn hình liên quan với nhau

Bài 18: Lưu trữ dữ liệu một cách đơn giản với NSUserDefaults

Phần 4: Ứng dụng #3: sử dụng các thành phần giao diện phức tạp hơn

Bài 19: Hiển thị danh sách trong với UITableView

Bài 20: Hiện thị dữ liệu từng hàng với UITableViewCell

Bài 21: UITableViewController và Static Cells

Bài 22: UICollectionView: giao diện 2 danh sách độc lập

Bài 23: UITabBarController: giao diện dạng tab

Phần 5: Ứng dụng #4: sử dụng bản đồ & web view

Bài 24: Lấy thông tin vị trí hiện tại với CoreLocation

Bài 25: Hiển thị thông tin địa lý bằng MapKit

Bài 26: Tính toán khoảng cách giữa 2 vị trí trên bản đồ với MKDirectionsRequest

Bài 27: Hiển thị đường đi và vị trí trên bản đồ với MKMapView

Phần 6: Ứng dụng #5: chơi nhạc trong iOS

Bài 28: Phát một bài hát với AVFoundation

Bài 29: Các chế độ điều khiển audio cơ bản: Play – Pause – Next – Back – Volume

Bài 30: Hứng các sự kiện quan trọng từ trình nghe nhạc

Bài 31: Hiển thị tiến độ bài hát đang phát với NSTimer

Phần 7: Ứng dụng #6: làm việc với dữ liệu online

Bài 32: CocoaPods: công cụ quản lý thư viện tập trung

Bài 33: Làm quen với HTTP requests / responses trong iOS

Bài 34: Bộ thư viện Alamofire: Đơn giản hóa các tác vụ HTTP

Bài 35: Truyền dữ liệu online: JSON & thư viện SwiftyJSON

Bài 36: Truyền dữ liệu online: XML & thư viện AEXML

Phần 8: Ứng dụng #7: làm quen với thư viện thường dùng

Bài 37: Hiển thị & xử lý ảnh từ Internet với thư viện AlamofireImage

Bài 38: PullToRefresh & InfiniteScrolling: Cập nhật dữ liệu

Bài 39: Progress HUD & Toast: Hiển thị thông báo theo các cách khác nhau

Bài 40: Thư viện SafariServices: Hiển thị trang web ngay trong ứng dụng

Bài 41: Reachability: Tự động thông báo tình trạng kết nối mạng

Bài 42: AutoLayout: Co dãn để UITableViewCell hiển thị đúng với kích thước ảnh

Phần 9: Ứng dụng #8: lưu trữ dữ liệu offline với Database

Bài 43: Lưu trữ dữ liệu offline: Giải pháp toàn diện để nâng cao trải nghiệm người dùng

Bài 44: Bộ thư viện Realm và các công cụ hỗ trợ: RealmSwift, RealmBrowser, Xcode Plugin

Bài 45: Các bước thiết lập và kiểm tra ban đầu cho Realm

Bài 46: Khai báo model trong Realm: properties, optional properties & ignored properties

Bài 47: Khai báo model trong Realm: các dạng relationships

Bài 48: Các khai báo quan trọng khác: primary key & indexed properties

Bài 49: Các thao tác cơ bản với model trong Realm: tạo mới – cập nhật – xóa một bản ghi trong database

Bài 50: Query dữ liệu trong Realm: hàm filter và NSPredicate

Bài 51: Lưu trữ dữ liệu ảnh dưới dạng binary với AlamofireImage & NSData

Phần 10: Ứng dụng #9: DAO & ORM trong iOS

Bài 52: Data Access Object (DAO): Sử dụng dữ liệu hiệu quả hơn Dictionary

Bài 53: Khởi tạo DAO: default init, custom init & convenience init

Bài 54: Singleton: biến thể đặc biệt của DAO

Bài 55: Object Relational Mapping (ORM): đưa DAO lên một tầm cao mới

Bài 56: Thư viện ObjectMapper: tự động hóa ORM trong Swift

Phần 11: Ứng dụng #10: full-stack application trong tầm tay bạn

Bài 57: Firebase: mBaaS mạnh mẽ và thân thiện

Bài 58: Cài đặt và sử dụng Firebase cho project iOS

Bài 59: FirebaseAuth: Đăng nhập & kết nối tài khoản Facebook

Bài 60: FirebaseAuth: Đăng nhập & lưu trữ tài khoản Google

Bài 61: FirebaseAuth: Cơ chế User của Firebase

Bài 62: FirebaseDatabase: cách thức tổ chức dữ liệu của Firebase

Bài 63: FirebaseDatabase: lưu trữ dữ liệu tại máy chủ của Firebase

Bài 64: FirebaseDatabase: đọc dữ liệu lưu tại máy chủ Firebase

Bài 65: Ghép flow: kiểm tra người dùng đang đăng nhập & hiển thị màn hình tương ứng

Bài 66: Ghép flow: truy cập inbox của bản thân & đọc tin nhắn

Bài 67: Ghép flow: soạn & gửi tin nhắn

Bài 68: Đôi lời nhắn gửi

Các khóa học khác tại CITL